Yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì mà nhiều cặp đôi gặp phải?

yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì?
19 Tháng Năm, 2023 0 Comments

Trong tình yêu, đôi khi chúng ta không thể tránh khỏi những hiểu lầm dẫn đến xích mích và tranh cãi. Nó có thể được ví như thứ “gia vị” giúp làm tăng thêm sự mặn mà, gắn kết hai người lại gần nhau hơn, nếu chỉ dừng lại ở giới hạn cho phép, biết hạ thấp “cái tôi”, chịu lắng nghe và thấu hiểu cho nhau. Bởi vậy, nhiều người vẫn hay trêu nhau rằng “càng yêu nhau lắm, càng cắn nhau đau”.

Vậy bạn có biết yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì không? Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì? Đây là câu thành ngữ dân gian đã được truyền tai nhau qua bao thế hệ. Ngụ ý nói đến những cặp đôi càng thương yêu thắm thiết, nồng nhiệt, lãng mạn bao nhiêu, thì lúc xảy ra tranh cãi càng gay gắt, nghiêm trọng và khó tha thứ cho nhau bấy nhiêu. Nó có thể giúp tình cảm hai người thêm thân thiết hơn hoặc thậm chí là đi đến bờ vực chia tay.  

Yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì mà thường xảy ra ở nhiều cặp đôi khi yêu?

Trên thực tế cho thấy, có không ít cặp đôi đang yêu hay vợ chồng gặp phải tình trạng “hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp”, nhưng trong tim vẫn luôn “ngự trị” hình bóng của đối phương. Bởi vì khi yêu quá nhiều, người ta càng dễ nhạy cảm, tự ti, luôn canh cánh nỗi sợ chia ly, hạnh phúc tan vỡ hay bị phản bội bởi chính người mình yêu nhất.

Từ đó, sinh ra bản tính ích kỷ, thích kiểm soát chặt chẽ mọi thứ, dần biến tình yêu trở thành gánh nặng vô hình, đè nặng lên tâm trí, xúc cảm của cả hai và mâu thuẫn, cãi vã là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn lại không biết rằng, chính những hành động này càng đẩy “người ấy” ra xa hơn, tự mình làm tổn thương chính mình, chỉ vì thứ tình yêu mù quáng, sâu đậm dành cho họ. Cho nên, trong dân gian xuất hiện câu nói khá hay là “yêu nhau lắm, cắn nhau đau”.

Thế bạn có hiểu yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì không? Đây là câu thành ngữ mang hàm ý nói về các cặp đôi lúc thì yêu thương nhau vô cùng khăng khít, tha thiết, nồng nhiệt. Nhưng khi xảy ra hiểu lầm, xung đột thì lại rất “máu chiến”, không ai nhường ai, khiến cho hai người đều bị tổn thương về mặt tình cảm, tâm lý, nên rất khó để tha thứ.

yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì? Khái niệm
Yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì? Ngụ ý chỉ những cặp đôi lúc yêu vô cùng thắm thiết nhưng khi xung đột lại rất căng thẳng.

Ngoài ra, câu nói này còn được dùng để khuyên răn những ai đang yêu đừng chỉ biết trao đi quá nhiều, không nên bi lụy, yêu đậm sâu, điên cuồng một ai đó vì “trong tình yêu, ai yêu nhiều hơn người đó thua”. Bạn nên nhớ, cái gì người ta càng dễ có được, thì họ càng không biết trân trọng và xem nó là điều hiển nhiên bản thân đáng được nhận. Cuối cùng, cái bạn nhận lấy chỉ có sự thất vọng, đau lòng mà thôi.

Đây có phải là mối quan hệ yêu đương độc hại?

Đọc đến đây, chắc hẳn sẽ có khá nhiều bạn nghĩ rằng, đây chính là mối quan hệ “toxic”, cực kỳ nguy hiểm, mà nhiều người đang lấy danh nghĩa “tình yêu” để che đậy, biện minh cho sai lầm, sự ích kỷ của bản thân. Vì khi yêu thật lòng, không một ai muốn gây tổn hại cho người mình yêu cả. Đồng thời, càng thương yêu nhau nhiều, người ta càng biết tôn trọng, thấu hiểu nhau hơn.

Điều bạn đang suy nghĩ không hẳn là sai. Tuy nhiên, câu nói này không chỉ có chiều hướng tiêu cực như bạn vẫn nghĩ đâu. Nếu nhìn theo hướng tích cực, thì bạn sẽ thấy nó không đơn thuần chỉ toàn sự tranh cãi, xích mích mà còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa và đều có chủ đích cả. Cụ thể như sau:

“Người ấy” thật lòng quan tâm đến bạn

Trong chuyện tình cảm, người ta vẫn thường nói “hạnh phúc là khi ta chấp nhận yêu cả khuyết điểm của đối phương”. Thế nhưng nó chỉ đúng một phần nào đó thôi, vì ý nghĩa thực sự của tình yêu là được bồi đắp từ cả hai người, mang tính bình đẳng, công bằng mới có thể duy trì bền lâu. Chứ không phải một bên cứ giữ khư khư bản tính xấu, không chịu thay đổi và bên còn lại cứ cố gắng chịu đựng, mặc dù trong lòng cảm thấy không thoải mái. Đó đúng hơn là sự ích kỷ và nhu nhược.

Chính vì vậy, nếu đối phương là một người toàn tâm toàn ý với bạn, thì chắc chắn họ luôn muốn bạn thay đổi theo chiều hướng tích cực. Có như vậy bạn mới trở nên tự tin đối mặt với cuộc sống và biết quý trọng, yêu thương bản thân mình. Nhưng đây là những điều khá tế nhị, khó nói thẳng bằng lời trực tiếp. Nên lâu ngày nó cứ ấp ủ mãi, đến khi không thể chịu đựng được nữa, đâm ra bức xúc, họ liền bộc phát mạnh mẽ, dẫn đến cãi nhau.

Biểu thị mối quan hệ bình đẳng

Không chỉ trong công việc hay hợp tác làm ăn mới cần sự tranh luận, công bằng. Mà ngay cả trong tình yêu cũng vậy. Hành động này là yếu tố quan trọng không thể thiếu, giúp hai người có thói quen biết lắng nghe, thấu hiểu nhau nhiều hơn. Nó còn cho thấy đây là mối quan hệ bình đẳng, lành mạnh. ai cũng có tiếng nói riêng của mình. 

Bạn nên nhớ, chính sự im lặng, “chiến tranh lạnh” mới là một “con dao hai lưỡi” vô hình, đang dần cưa mòn sợi “tơ hồng” kết nối tình cảm hai người. Đồng thời, càng làm cho hiểu lầm chồng chất hiểu lầm, hình thành nên nhiều khúc mắc khó mà tháo gỡ hết được.

Do đó, sự tranh luận, trò chuyện trực tiếp là biện pháp tốt nhất giúp bạn và đối phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, mong muốn của mình. Và tất nhiên, trong cuộc thảo luận, lúc nào cũng có sự bất đồng quan điểm, đề cao “cái tôi”, nên không thể kiềm chế tốt cảm xúc, dẫn đến mâu thuẫn, tranh cãi là chuyện hết sức bình thường. 

Gắn kết tình cảm giữa hai người

Nếu trong cuộc tranh luận, bạn và đối phương không quan trọng chuyện thắng thua, đặt nặng quá nhiều vào vấn đề ai đúng ai sai, chỉ chú trọng bày tỏ tâm tư, nỗi niềm chôn giấu bấy lâu một cách thoải mái, mạnh dạn. Thì sau khi cả hai quay về trạng thái bình tĩnh, nhìn nhận lại bản thân, hai bạn sẽ tự động nhận ra thiếu sót và sai lầm của mình.

Kể từ đó, thêm thấu hiểu được mong mỏi, nỗi khổ tâm của nhau. Cùng nắm tay nhau vượt qua khó khăn, tháo gỡ những khúc mắc trong lòng, tiếp tục đồng hành trên chặn đường dài đi đến đích hạnh phúc, giúp tình yêu “đơm hoa kết trái”, gắn bó bền chặt nhiều hơn.

Làm thế nào để “yêu nhau lắm” nhưng hạn chế “cắn nhau đau”

Tranh luận, bày tỏ cảm xúc là tốt, nhưng nếu không khôn khéo, thông minh rất dễ biến thành cuộc xung đột, vượt qua “bản ngã” của hai người và chuyện tình cảm sẽ có kết cục không có hậu. Sau đây, là một vài nguyên tắc bạn cần nắm rõ để cả hai tránh đi đến tan vỡ khi mâu thuẫn xảy ra.

Tuyệt đối không nhắc đến hai từ “ly hôn” hay “chia tay”

Chuyện tình cảm hay hôn nhân gia đình không phải là “trò chơi”, thích thì chơi tiếp, không thì dừng lại. Do đó, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn cũng cần kiểm soát tốt “cái tôi”, không nên thốt ra những lời đay nghiến, cay nghiệt, miệt thị đối phương. Tuyệt đối, không được nói đến hai chữ “ly hôn” hay “chia tay”. Bạn đừng nghĩ đơn giản chỉ cần nói ra cho “bõ ghét” trong lúc nóng giận rồi thôi.

yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì? Ly hôn
Không thốt ra từ “ly hôn” một cách tùy tiện trong bất kỳ trường hợp nào để tránh đẩy trận xung đột lên đỉnh điểm.

Có thể một hai lần đầu thì không sao, nhưng khi nó được nói lại quá nhiều lần sẽ lưu sâu vào trong tâm trí, làm họ cảm thấy bản thân không được coi trọng, chẳng khác gì “món đồ chơi” cho bạn tự ý vứt bỏ. Đến một ngày nào đó, khi không thể chịu đựng được nữa, chắc chắn họ sẽ cho bạn toại nguyện, “đường ai nấy đi”, níu kéo lúc này cũng quá muộn màng.

Không gợi lại chuyện cũ

Theo các chuyên gia tâm lý học cho biết, đa số nam giới đều có bản tính vô tư nên không quá để bụng chuyện quá khứ. Ngược lại, phần lớn chị em phụ nữ thường có chấp niệm rất lớn về chuyện xưa, và cứ để mãi trong lòng không bao giờ quên được. Vì thế, mỗi khi nóng giận, bực tức, họ liền moi móc, khơi lên quá khứ của đối phương một cách vô tội vạ, cho dù chúng không liên quan đến cuộc tranh cãi ngay lúc này.

Bạn đừng nghĩ làm như vậy sẽ khiến cho anh ta cảm thấy hối hận, tội lỗi. Thay vào đó, trong lòng họ chỉ toàn chán ghét, tức giận và thất vọng vì bản tính hẹp hòi, “chua chát” của bạn. Hơn thế nữa, khi không còn giữ được bình tĩnh, họ sẽ “bùng nổ” cảm xúc và đáp trả không nhân nhượng. Vì vậy, bạn chỉ nên tập trung vào những vấn đề hiện tại khi tranh luận thôi nhé.

Không đột ngột rời đi hoặc chặn liên lạc

Bất ngờ bỏ đi hay chặn hết mọi liên lạc khi giữa hai người xảy ra mâu thuẫn là một điều cấm kỵ mà nhiều cặp đôi mắc phải nhất. Nó chẳng những không giải quyết được chuyện gì mà còn đẩy xung đột, hiểu lầm càng lên cao. Ngoài ra, còn khiến cho “nửa kia” rơi vào trạng thái lo lắng, bất an và nghĩ bạn là một người nông nổi, “trẻ người non dạ”, thiếu kiên nhẫn. Cho nên, có gắng gượng tiếp tục kéo dài cũng không mang lại kết quả tốt đẹp.

yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì? Bỏ đi
Trong lúc cải vã cả hai bạn không nên bỏ đi khi chưa giải quyết xong mâu thuẫn.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu được yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì. Để từ đó, có cái nhìn khách quan, mới mẻ hơn về câu thành ngữ này. Cũng như biết cách giao tiếp, hành xử sao cho hợp lý, khéo léo hơn để không đẩy cuộc tranh luận giữa hai người đi quá xa. Hãy yêu một cách thông thái, sáng suốt, giữ vững “bản ngã” cho chính mình, bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *